Du lịch Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Thảo Cầm Viên: Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một địa chỉ văn hóa lâu đời của thành phố. Công viên toạ lạc tại số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1,  thành phố Hồ Chí Minh. Bắc giáp đường…

Khu du lịch văn hoá Suối Tiên

Khu du lịch văn hoá Suối Tiên: Trong ký ức của những người đầu tiên đến khai khẩn đất lập lâm trại, vẫn còn lưu giữ hình ảnh một vùng đất hoang sơ giữa bộn bề đầm lầy, cây cỏ….

Công viên nước Đầm Sen

Khu Công viên nước Đầm Sen: Đến với Công Viên Nước Đầm Sen, các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát tọa lạc ngay giữa lòng thành phố.Với 30 thiết bị trò chơi dưới nước hiện…

Mười Tám thôn Vườn Trầu

Mười Tám thôn Vườn Trầu: xưa được sách Gia Định thành thông chí gọi theo cách chữ Hán là Phù Lưu Viên (vườn trầu) để chỉ miệt vườn Bà Điểm – Hóc Môn. Dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840)…

Rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng Cần Giờ: còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài…

Chợ Bến Thành – Chợ Lớn

Chợ Bến Thành – Chợ Lớn: Nằm bên cạnh quảng trường Quách Thị Trang và công viên 23 Tháng 9, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn…

Nhà Thờ Đức Bà Sai Gòn

Nhà Thờ Đức Bà: Tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với…

Bảo Tàng Chiến Tranh

Bảo Tàng Chứng tích Chiến Tranh: Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đặt ách thống trị thuộc địa lên đất nước Việt Nam. Trong gần 100 năm nhân dân Việt…

Bến Nhà Rồng Sài Gòn

Bến Nhà Rồng: Khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi…

Dinh Độc Lập Sài Gòn

Dinh Độc Lập Sài Gòn

Dinh Độc Lập: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long,…

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi: Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam…

Món ăn nên thưởng thức khi du lịch Sài Gòn

Nói tới ẩm thực Sài Gòn quả như lạc vào một mê cung với vô vàn món ăn hội tụ tại chốn phồn hoa đô thị này. Với hàng trăm món ăn độc đáo, sẽ không là quá đáng khi tặng cho miền đất này cái tên “xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam”. Nếu bạn có dịp đi du lịch Sài Gòn đừng quên thưởng thức 10 món ăn đặc trưng dưới đây.